Đăng bởi: Đồ Trọc | 16/12/2011

Những giấc mơ không thực (6)

 
 
 
 

THẪN THỜ

Hình như những giọt mưa buồn ngấm vào da thịt nên hắn cảm thấy nhớp nhúa, hôi hám và …  buồn nôn dễ sợ.

Rượu ! Có lẽ rượu cứu hắn!

Rượu cho hắn cảm xúc để mơ, để quên đi cái lờm lợm buồn nôn cuộc đời.

Hắn lim dim đôi mắt già nua và lẩm bẩm ” Thơ tôi thiếu chị, Thơ lảm nhảm/ Rượu chị thiếu tôi, rượu nhạt phèo”.

Một cái tát bàng hoàng.

Lão tiên ông ghé tai hắn nghiến răng mà rằng : Đồ đổ đốn! Ngươi làm bẩn hồn thơ!

-Dạ đâu có ạ! Con đâu có làm thơ. Con ghép vần chơi thôi ạ!

-Chính điều ấy làm Thơ chết!

-Trời! Sao thế ạ.

-Thơ là chắt lọc tinh hoa của ngôn từ. Một truyện ngắn, thậm chí một tiểu thuyết với rườm rà ngôn ngữ suy cho cùng cũng chỉ thâu tóm vài vấn đề của cuộc sống trong khi với Thơ, có thể chỉ vài dòng cũng nói lên được những điều đó. Người ta nhầm lẫn cho rằng “Thơ là Người” nghĩa là biến tác phẩm thành Tâm sự của người làm Thơ mà quên đi Thơ cũng như văn học nói chung, cần ấp ủ và sáng tạo.

Một ý nào đó lóe sáng trong đầu khi nhìn thấy ở đời thực hoặc đọc được đâu đó, người làm Thơ cần đắm mình vào đó, hóa thân vào đó để có thể nói hộ tâm tình của một hoặc nhiều số phận. Thiếu sự hóa thân thì không thể có một ý tứ hoàn hảo. Sau đó thì người làm thơ trăn trở tìm kiếm ngôn từ và giai điệu để có thể giãi bầy điều muốn nói. Và cuối cùng phụ thuộc vào vốn sống và vốn ngôn ngữ mà người đó tích cóp được trong cuộc đời, có khi là sự xuất thần của tích lũy. Đó là cả một quá trình sáng tạo ra một tác phẩm. Khi xem Thơ chỉ là tâm sự của tác giả nghĩa là làm chết đi cái cao quý của Thơ.

Hãy nghe ta bình bài thơ ngươi vừa viết xem có đúng ý của ngươi không nhé!

Khi dùng hai chữ “thôi thì” nghĩa là điều cần phải chấp nhận, không thể nào khác. Ta khen ngươi tận dụng từ “níu” lặp đi lặp lại để nhấn mạnh điều ngươi cần nói.

Ở đời, con người bao giờ cũng mong bạn mình gặp nhiều tốt lành nhưng cũng mong bạn không quên mình. Mâu thuẫn đấy nhưng đó mới là Đời. Đau khổ mà vẫn luôn mong tốt lành đến với bạn âu cũng là lẽ thường, nhưng cách dùng ngược hình ảnh đã làm cho bài thơ có dấu ấn riêng.

Chân mày nhíu lại vì lắt lay : “Lắt lay níu những chân mày”

Xa xôi níu lại những ngày vấn vương : “Vấn vương níu lại những ngày xa xôi”

Bồi hồi níu bước chân : “Bước chân níu chút bồi hồi”

V.v……

Và người đi kẻ ở là chuyện thường tình, nhưng hãy mong cho nhau những tốt lành chính là điều Thơ, tác phẩm muốn nói, đúng không?

Hắn trợn ngược mắt. Hộc lên một tiếng.Toàn thân rã rời và đắm mình vào cái thẫn thờ muôn thủa.

Mẹ hắn đang lầm rầm cầu nguyện.


Trả lời

  1. Anh Đồ làm thơ ngọt lịm bên những giấc mơ chìm 🙂 Nguyễn Hằng nhận Tem thức muộn của anh Đồ.

  2. Bài tiếp có lẽ là ” Thủ thỉ “?!

    • Bác hth: sao.. . bác… biết? 😀

      • cánh đàn ông với nhau dễ đồng cảm với nhau lắm chị Phay à! và họ cũng bênh vực nhau lắm.

        • Chỉ bênh cái đúng thôi em, chả ai lại đi bênh cái không đúng, cái tồi tệ hoặc dở hơi. Mà anh thì lâu lâu lại dở hơi tý nên Hth cũng không dại mà bênh anh đâu. Nhể, em nhể?

          • Em qua nhà bác, tưởng rằng sẽ được đọc bài Thủ Thỉ.

            Thế… khi nào bác mới đăng? 😀

            • Phay hỏi khó quá!
              Thôi thì đành khất nợ vậy nhé!

    • Em gợi ý hay quá!
      Coi như anh nợ em vấn đề Thủ thỉ! 😆

  3. Hỡi những người làm thơ! Hãy đọc bài này!

    Bác Giao cứ viết thế này thì cái óc nhỏ xíu của em may ra nó mới ngộ được tí, bác cứ viết văn vần em chẳng hiểu, vì em dốt lắm.

    • Phay nói thế khác gì bảo anh Trọc dốt văn vần! 😆

      • Dạ không phải, mà là tại em dốt văn vần nên khó cảm được thơ 😀

        • Hồi chưa vợ, mình làm thơ tán gái. Cô bé lúc nào cũng khen hay thế hay thế! Mà công phu lắm nhá. Giấy tím nhạt, chữ nắn nót, lại còn cố vẽ thêm cái hình minh họa cho nó tình nữa chứ vì luôn tin là thơ mình hay thật và cô nàng thích thơ mình thật.
          Một lần, mình đến chơi và cố rón rén lấy chút bất ngờ. Chợt nghe trong nhà vọng ra : Này, có giấy đi vệ sinh không? Tiếng nàng the thé : Lật chiếu đầu giường tao mà lấy.
          – Ủa! Giấy mỏng đẹp mà toàn thơ…
          – Thế mới làm giấy chùi đít chứ mẹ. Tao có đọc đ.. đâu mà biết là thơ hay là thẩn.
          Mình chạy tọt ra ngoài, cắm cổ về thẳng.
          Hồi đó, quê mình (mà hình như là cả miền Bắc) người ta làm vệ sinh khi đi ấy bằng…que khô, có khi còn chổng mông cọ vào cột tre của nhà cầu. Lịch sự lắm thì được mẩu giấy báo hoặc xé vở học vò nhầu thật kỹ.
          Cái thời nghèo thế không biết!
          Và chính sự nghèo đói ấy làm cho con người luôn mơ mộng, mong ước, hy vọng. Nguyên nhân thích làm văn vần là thế! 😆

          • Có thật rứa không anh? Tội nghiệp anh quá! Bây giờ làm thơ trên mạng nếu có cô bé mô mà muốn chùi đít thì cũng phí nguyên cả cái laptop của họ, anh hầy!

            • Đúng thế đấy em, ngày xưa hay phết!
              Còn phí hay không thì anh chịu thôi, sao mà biết được!

          • Buồn cười quá, ôi tội nghiệp thơ của bác Giao. Khổ thật những vần thơ mà bác ra sức làm rồi nắn nót chép 😀

            • Chuyện thật đấy Phay!
              Kiểu Người người làm thơ, nhà nhà buôn lậu thì thế thôi!

  4. Riêng em thấy bài bài này quá hay! Học bác em cũng thử” khái quát nâng cao ” rồi nhưng hình như em chưa đủ trình nên nó cứ như bị áp đặt. Sư phụ mơ thêm vài phát nữa cho chúng em học hỏi nha.

    • Khiếp quá!
      Bác Zoe bẩu thía thì chết tôi thôi, nhưng nhỡ post lên rồi đâu xóa được. Khổ thân tôi bác ạ!

  5. Chia sẻ với anh Đồ! không chỉ với riêng thơ, mà đặc biệt với người viết không chuyên-blogger- trong một số trường hợp, người viết chưa hẳn đã viết về mình mà nhiều khi viết về một cảm nhận, sẻ chia về thân phận.. nào đó trong cuộc đời nhưng lại được hiểu như là tình huống riêng của chính cá nhân người viết nên cũng hơi hơi..buồn!

    • Heheeee….
      Anh ngồi uống rượu suông, đêm khuyê thanh vắng, bỗng nổi cơn thèm…viết. Viết đại chơi, O hầy!

      • vâng, cứ viết điều mình muốn viết!

        • Thì mần răng được hầy!
          Anh lười việc nhà lắm nha, may mà mẹ anh không chưởi! 😆

    • Chị Hà Linh: oan ơi ông địa 😀

  6. He he…Cái còm trước của tui hiện ra tui mới biết là nó hiện ở “Thôi thì”(Bởi tui đọc “Thôi thì”.sau,đọc xong là còm.Tui đúng là lẩm cẩm!)
    Nhân bác Nói chuyện Thơ,tui cũng hứng lên,có vài ý “ăn theo “cho vui.
    Tui nhất trí với toàn bộ ý kiên của ông Tiên (hìhì..chắc là ý bác chơ chi?),nhưngtui nghĩ cái ý “Thơ là người” không phải là sự Nhầm lẫn,nó vẫn đúng đấy chơ .Tất nhiên ,cũng có người tính cách rất mạnh mẽ mà thơ họ lại mềm yếu,nhưng cơ bản….thơ vẫn đại diện,vẫn đặc trưng cho Người.
    Tôi đã đọc bài viết của Trần Đăng Khoa,nói về 2 câu thơ của Xuân Diệu
    “Trái đất ba phần tư nước mắt
    Đi như giọt lệ giữa không trung”
    Hai câu mà theo Trần Đăng Khoa là các bậc thơ Thiên tài có thể “phải ngả mũ trước Xuân Diệu” bởi vì quá tuyệt vời.
    Tuy nhiên,TĐK cũng thấy :hai câu này hình như lại mang cốt cách của….Huy Cận. Rồi TĐK đã hỏi.Và….chính Huy Cận đã nói rằng: đúng là do Huy Cận làm năm 1940 ở Huế,nhưng vì Xuân Diệu rất thích 2 câu này,nên Huy Cận đã tặng cho Xuân Diệu.Sau này vì thế, là sở hữu của Xuân Diệu.
    Bác thấy không?Trần Đăng Khoa thật xứng đáng là THần Đồng Thơ một thời và hiện tại anh vẫn làm cho ta ngưỡng mộ vì cái nhìn rất sắc sảo ,đúng dắn của anh.
    Tôi có thể dẫn rất nhiều ví dụ nữa,để nói lên cái ý “Thơ là Ngừoi” bác ạ.Nhưng sợ còm dài quá,Hì hì..

    • Trao đổi của bác Chốt hay quá!
      Nhưng tui thấy “Thơ là Người” cần hiểu theo một nghĩa rộng hơn, với chữ Người viết hoa.
      Một tác phẩm văn học nói chung được thể hiện lên trang giấy, rõ ràng phản ánh cách nhìn của người viết về một vấn đề nào đó. Nhưng không có nghĩa là nó chỉ phơi bày Tâm tư hoặc Cuộc sống riêng của tác giả mà nó cần chỉ ra được tâm lý Chung, nguyện vọng Chung hoặc đời sống Chung của xã hội. Khai thác cái Riêng để nhấn mạnh ý đồ của tác giả là một thủ pháp chứ không thể coi là Tâm sự cá nhân. Chính vì sự đa dạng của cái Riêng, nên người viết cần chọn lựa những đặc tính Chung để người đọc cảm nhận như có mình trong đó thì Tác phẩm mới sống được trong lòng bạn đọc.
      Tui viết nghiệp dư nên có thể là lạm bàn một chút, bác Chốt hầy!

    • ” thơ là người” -thơ của ai đó viết ra là phản ánh thế giới quan, nhân sinh quan của người đó về cuộc sống-con người-tự nhiên..theo em hiểu thì là thế.
      Cũng có khi tác giả viết về chính nỗi niềm của mình, nhưng cũng có khi là “nói hộ” là cảm thông và chia sẻ, cho nên cho dù đặt vị trí trung tâm là ” tôi” nhưng chưa hẳn đã là cho tôi, vì tôi mà là “tôi-Người” nói chung…
      Em hiểu là thế,

  7. Em thích đọc com của bác Chốt và bác Đồ . Hay và bổ ích cho lũ tập toạng mần thơ bọn em quá. Hai bác cứ tranh luận đi nhé.

    • Heheee….
      Tôi cũng tập tọng làm thơ ngọng đấy bác Zoe ạ!

      • Chít chít,.bác nói thế em nỏ muốn mần thơ nữa đo

        • Heheheee…. Bác cứ thoải mái đi, tôi thấy tướng bác “át tiếng bom” đấy! Trước mặt bác chả dám cười to thế. 😆

  8. Bên cạnh bạn Giao bao giờ cũng có gái đẹp : đó là nàng thơ .

    • Câu nói hay nhất trong năm 2011!
      🙄 😆

    • Ô hay ? thơ mà là …gái đẹp hả bác Lan ? Hèn chi lão ni cứ mê mê tỉnh tỉnh như chìm vào hũ hèm ý !

  9. Những dòng văn của anh bác cũng đầy chất thơ. Đúng là “thơ là người” vì thơ nói lên tính cách con người.

    • Bửi nhầm rùi!
      Anh bác suốt ngày cười tóe loe nha, nhưng lại thích làm thơ tình buồn! Heheee….

    • Câu ni của Bửi mới chính xác về bác Đồ …

  10. Ừ, thế Tố Hữu có là … người không ?

    • Bác Trà hỏi… khó trả lời 😀

    • Dạ bây giờ thì không bác ạ!
      Còn mỗi linh hồn lang thang để hối hận!

      • Bác Giao: thân phận con người là thế, bác nhỉ.

        Em nghĩ rồi chúng ta cũng thế, vì ai sống mà không lầm lỗi.

        • Đương nhiên là thế, chỉ ít hay nhiều thôi. Như mình thuộc loại nhiều lầm lỗi!

  11. Kết thúc mở phải không anh Đồ. Đợi tiếp “Những giấc mơ không thực 7”. hì hì 🙂

    • Ok Chíp! Để anh bác khịa tiếp nhé.

      • Anh bác cứ khịa tiếp đi, dù sao cũng không có thực, nên khịa thoải văn mái luôn. he he 🙂

    • Lão ni từ ngày về với mẹ sinh tật Chip@ à,hết mộng mị sang dị nghị , rồi lại sang triết lí ,… có khi phải vô SG mới hết chăng ?


Gửi phản hồi cho Nguyễn Hằng Hủy trả lời

Chuyên mục